Da dầu (da nhờn) là loại da khá phổ biến ở Việt Nam và gây ra nhiều khó khăn cho người sở hữu nó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nhận biết loại da này và thường bị nhầm lẫn với da hỗn hợp. Nếu nhận biết sai loại da sẽ dẫn đến cách chăm sóc không hợp lý và gây tổn hại đến chính làn da của mình. Vậy cách chăm sóc da dầu chuẩn như thế nào? Hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân và cách nhận biết da dầu
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng da dầu và cách nhận biết da dầu.
Da dầu hình thành khi lượng bã nhờn bị tăng tiết thái quá trên bề mặt da. Tuyến bã nhờn dưới lỗ chân lông hoạt động mạnh tạo thành có giọt dạng mỡ bị thải qua lỗ chân lông từ đó làm lỗ chân lông nở to ra. Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng tiết bã nhờn và gây ra tình trạng dầu trên da mặt. Những nguyên nhân có thể kể đến như yếu tố di truyền, sinh lý, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đường, mỡ và sử dụng quá nhiều chất kích thích hay do môi trường, khí hậu, stress, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng,…
Những người thuộc loại da này bề mặt da thường bóng nhờn, biểu hiện rõ nhất là ở vùng chữ T trên cánh mũi, cằm, trán, cổ. Do lượng bã nhờn sản sinh ra quá nhiều, làm lỗ chân lông nở to, bụi dễ bám vùng da từ đó làm tăng nguy cơ bị mụn đầu đen và đầu trắng rất cao. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể biến tướng thành mụn mủ, sưng đỏ và viêm da.
Cách nhận biết rõ nhất xem da mình có phải da dầu không đó là dùng một mảnh giấy thấm dầu để thử. Hãy rửa sạch mặt sau đó để khoảng 30 phút, dùng giấy thấm dầu lau vào mặt. Nếu da mặt là da nhờn, giấy sẽ dính và thấm dầu ngay lập tức. Trường hợp không phải, chúng ta sẽ thấy tờ giấy thấm dầu hoàn toàn khô hoặc chỉ một lượng nhỏ dầu được dính trên giấy.
2. Hệ lụy của da bị dầu
Lượng dầu quá nhiều trên da như một lớp keo làm bám dính tất cả những thứ bụi bẩn ngoài môi trường. Các chất chứa trong bụi bẩn có thể làm da bị dị ứng hoặc gây viêm da từ mức độ nhẹ đến trầm trọng.
Lượng bã nhờn thải ra quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes (vi khuẩn ăn bã nhờn) phát triển gây viêm tấy nang lông, khối hỗn hợp tế bào sừng bị bong vảy từ đó hình thành nên mụn trứng cá mà bắt đầu là những chấm trắng, đầu đen. Nếu lượng vi khuẩn quá nhiều sẽ làm phá hủy nang lông, làm biến tướng mụn trứng cá thành mụn mủ, mụn bọc,… gây ra vết thâm sau mụn, sẹo rỗ rất khó lành trên da.
Bên cạnh đó, loại da này rất dễ bắt nắng nên làn da luôn trông rất xỉn màu và xám bong, sần sùi như vỏ cam. Người có làn da nhiều dầu luôn gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi trang điểm và luôn chăm sóc da cẩn thận, đề phòng những tác nhân xấu từ môi trường ảnh hưởng đến làn da.
3. Phân loại da dầu
Da dầu được chia làm 3 dạng khác nhau:
3.1. Da dầu không bài tiết được
Đây là loại da không bóng nhờn nhưng lỗ chân lông bị bít kín da các chất bã ứ đọng lại, không bài tiết ra được, làm da sần sùi, lốm đốm đen sờ vào rất cứng. Với loại da này cần phải rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt chuyên sâu, tẩy da chết thường xuyên để loại bỏ bớt cặn bã trên bề mặt lô chân lông, giải phóng bã nhờn.
3.2. Da dầu vì bài tiết thái quá
Đây là loại da điển hình nhất, bề mặt da bóng láng, lỗ chân lông nở to và rất dễ bị mụn trứng cá. Với loại da này khi ra đường cần phải bít kín để tránh bụi bẩn tiếp xúc với da, chăm rửa sạch mặt và phải có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý để tránh tăng tiết nhờn và gây mụn.
3.3. Da dầu vì thiếu nước
Da bị dầu thực chất là một làn da thiếu nước. Khi da quá khô không đủ nước, cơ chế của da sẽ tự sản sinh ra dầu nhờn để tăng cường độ ẩm bảo vệ da. Vì thế ngoài việc hạn chế tiết dầu, cân bằng da thì việc cung cấp ẩm cho loại da này là yếu tố không thể thiếu.
4. Cách chăm sóc da dầu chuẩn khoa học
Sau đây là chi tiết các bước chăm sóc da dầu đúng chuẩn theo khoa học:
4.1. Tẩy trang
Không giống như những làn da khác, da dầu luôn bị tiết nhiều dầu nhờn hơn, đặc biệt ở vùng chữ T. Sự kết hợp của mồ hôi và khói bụi sẽ khiến lỗ chân lông càng dễ bí tắc khiến mụn “biểu tình” nhiều hone. Vì thế, tẩy trang – có thể nói là bước đệm quan trọng nhất không những nâng hiệu quả làm sạch da, giúp da thông thoáng mà còn tạo một lớp đệm tốt để da có thể hấp thụ các dưỡng chất ở những bước skincare tiếp theo.
4.2. Rửa mặt
Với da nhiều dầu, làm sạch da là bước cần thiết nhất để loại bỏ bã nhờn giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Cần chọn loại sữa rửa mặt phù hợp. Không chọn loại có độ kiềm cao có thể gây kích ứng da, tốt nhất nên chọn loại sữa rửa mặt cho da dầu. Khi rửa mặt không được chà sát mạnh, phải thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn hại cho da.
4.3. Dùng toner cân bằng da
Da thường hay bị khô và căng hơn sau khi rửa mặt, đây chính là lúc da bị mất cân bằng. Vì thế bạn cần sử dụng tới toner (nước hoa hồng) để cân bằng độ ẩm cho da. Sử dụng Toner cho da dầu sẽ giúp bạn cân bằng độ pH ở mức lý tưởng nhất (5.5) giúp làm sạch sâu bên trong da, lấy đi những bụi bẩn ở sâu dưới lỗ chân lông mà 2 bước tẩy trang và sữa rửa mặt không rửa trôi hết được.
4.4. Loại bỏ tế bào chết
Các lớp tế bào chết là nơi trú ngụ lý tưởng của rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Lâu dầu chúng sẽ tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn trứng cá. Vì vậy nên loại bỏ tế bào chết cho da dầu 2 lần 1 tuần để làm thông thoáng lỗ chân chân, ngăn ngừa mụn trứng cá và kích thích tế bào mới phát triển. Sản phẩm Skin Perfecting 2% BHA Liquid của Paula’s Choice là sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên sâu, làm sạch da và ngăn ngừa mụn trứng cá tối ưu đặc biệt không hề gây kích ứng với da mà bạn nên dùng.
4.5. Dùng Treatment đặc trị các vấn đề trên da
Đừng bỏ qua bước treatment. Đây chính là bước cung cấp dưỡng chất chuyên sâu để cải thiện tình trạng da của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tăng tuyến bã nhờn hoặc bít tắc lỗ chân lông thì lúc này lựa chọn thêm Niacinamide vào quy trình skincare của bạn chính là chân ái đấy nhé.
Vì treatment là đặc trị, vì thế hãy chọn đúng loại treatment cần thiết cho tình trạng da của mình. Tránh kết hợp quá nhiều loại treatment trong cùng một quy trình skincare để tránh lãng phí cũng như tránh đem lại hiệu quả không như mong muốn.
4.6. Thoa kem dưỡng đêm
Kem dưỡng ẩm chính là một lớp màng bảo vệ cho da khiến cho vi khuẩn không thể xâm nhập. Chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu ưu tiên chọn các sản phẩm có kết cấu gel mỏng nhẹ, sẽ thấm nhanh và thông thoáng lỗ chân lông cho các cô nàng da dầu hơn nhé.
4.7. Sử dụng kem chống nắng
Bất kể loại da nào nếu không dùng kem chống nắng, tất cả các bước skincare đều trở nên vô nghĩa. Không phải cứ ra ngoài mới cần bôi kem chống nắng, ngay cả khi ở trong nhà thì làn da của bạn cũng có thể chịu tác động từ các bức xạ trên màn hình vi tính, điện thoại đó.
Kem chống nắng không những giúp bạn tránh bị đen da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà còn có tác dụng ngăn ngừa những bức xạ từ mặt trời bảo vệ toàn diện, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Hãy chọn cho mình sản phẩm kem chống nắng cho da dầu chuyên biệt để không gây nhờ dính khi thoa kem. Trong đó, kem chống nắng kèm dưỡng ẩm Resist Youth-Extending Daily Hydrating Fluid SPF 50 đang là sản phẩm được khách hàng tin dùng nhiều nhất.
5. Những lưu ý khi cách chăm sóc da dầu
Khi chọn sản phẩm chăm sóc da dầu, cần chọn sản phẩm giàu dưỡng ẩm, cung cấp đầy đủ vitamin và tinh chất chống lão hóa. Không gây nhờn dính, không làm tắc lỗ chân lông và đặc biệt là không gây kích ứng cho da dầu.
Để chăm sóc da dầu một cách tốt nhất, bạn nên làm theo quy trình như sau: “Sữa rửa mặt – Toner cho da dầu – Serum – Kem chống nắng cho da dầu – Kem dưỡng ẩm cho da dầu”.
Ngoài ra, bạn nên note lại những điều dưới đây để giúp làn da kiềm dầu một cách hiệu quả nhất.
– Cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều rau cần, xà lách, cà rốt, pho mát trắng, đậu, thịt nạc, cam, táo và các loại rau xanh. Tránh xa các loại thịt mỡ, nước sốt thịt, đồ ăn chiến rán, nhiều đường và các chất kích thích. Tập thể dục thể thao thường xuyên.
– Trường hợp bạn make-up, cần tẩy trang với sản phẩm tẩy trang chuyên dụng để làm sạch sâu lỗ chân lông thay vì chỉ dùng sữa rửa mặt thông thường. Không giữ lớp trang điểm quá lâu, nên rửa sạch và để da thoáng mát giữa 2 lần trang điểm. Chọn sản phẩm trang điểm dành cho da dầu, loại tốt, có nguồn gốc rõ ràng không gây kích ứng da.